Mặt trận ngoại giao tại Hội nghị Paris Chiến_cục_năm_1972_tại_Việt_Nam

Sau các cuộc công cán của hàng chục nhà ngoại giao, các nhân sĩ, nghị sĩ và các nhân vật nổi tiếng làm trung gian hoà giải từ tháng 6 năm 1964 đến tháng 8 năm 1968; sau những kế hoạch tiếp xúc bí mật với những kết quả rất hạn chế hoặc không thành: "Hoa tháng 5" (1965), "XYZ", "Pinta" (1966), "Cúc vạn thọ", "Hoa hướng dương"(1967), "Pensinvania", "Công thức San Amtonio" (đầu năm 1968); Việt Nam dân chủ cộng hoàHoa Kỳ mới đạt được cuộc tiếp xúc công khai đầu tiên trong Chiến tranh Việt Nam tại Paris ngày 10 tháng 5 năm 1968 giữa Xuân Thủy, (đại diện Việt Nam dân chủ cộng hoà) và Averell Harriman, (đại diện Hoa Kỳ). Ngày 25 tháng 1 năm 1969, Hội nghị Paris về giải quyết Chiến tranh Việt Nam chính thức khai mạc tại Trung tâm hội nghị quốc tế-Đại lộ Kléber (Paris) với sự tham gia của bốn bên: Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Hoa Kỳ, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền nam Việt NamViệt Nam Cộng hoà. Phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòaMặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam coi đây là thắng lợi ban đầu về mặt ngoại giao. Hoa Kỳ thì cho rằng: đã tìm thấy ánh sáng cuối đường hầm [32]. Bắt đầu từ đây, Việt Nam Dân chủ Cộng hòaMặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam cho rằng họ đã mở ra một mặt trận mới (mặt trận ngoại giao) còn các chính giới phương Tây thì gọi đây là "cuộc chiến trên chiếc bàn tròn phủ nỉ xanh".[33]

Mục đích của Hoa Kỳ là sử dụng đàm phán kết hợp với gây sức ép để rút dần, đi đến chấm dứt sụ dính líu trực tiếp về quân sự vào Việt Nam và được trao trả tù binh chiến tranh. Mục tiêu của Việt Nam Cộng hoà là lập lại nguyên trạng tình hình như Hiệp định Geneva năm 1954 quy định, quân đội của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà phải rút khỏi miền Nam, duy trì nguyên trạng chính quyền Việt Nam Cộng hoà. Còn phía Việt Nam Dân chủ Cộng hoàCộng hoà miền Nam Việt Nam chỉ có một yêu cầu tiên quyết: Hoa Kỳ công nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, chấm dứt các hành động quân sự chống Việt Nam dân chủ cộng hoà và rút toàn bộ nhân viên quân sự Hoa Kỳ về nước, để vấn đề thống nhất Việt Nam cho người Việt Nam tự giải quyết. Chính vì sự khác nhau đó mà các bên vừa "đấu khẩu" suốt gần 4 năm trong khi súng vẫn nổ trên chiến trường. Chiến cục năm 1972 cũng không phải là ngoại lệ với tình trạng "vừa đánh, vừa đàm" nhưng các bên đã bước vào một cuộc đua nước rút nhằm biến kết quả về quân sự trên chiến trường thành kết quả chính trị-ngoại giao được ghi nhận bằng một hiệp định. Chính vì vậy, có thể coi Hội nghị Paris không chỉ là cuộc tiếp xúc ngoại giao thông thường mà còn là một mặt trận, có ảnh hưởng lớn tới kết quả cuối cùng của Chiến cục năm 1972 tại Việt Nam.